Quy trình điện châm chữa đau vai gáy

2.1. Chỉ định và chống chỉ định của kỹ thuật điện châm chữa đau vai gáy

Kỹ thuật điện châm chữa đau vai gáy được chỉ định trong trường hợp thoái hóa vai gáy do thoái hóa đốt sống cổ. Theo đó, không thực hiện kỹ thuật này trong các trường hợp đau vai gáy trong bệnh cảnh có ép tủy cổ như viêm tủy, thoát vị đĩa đệm thể trung tâm, rỗng tủy, u tủy,...

2.2. Các bước tiến hành điện châm chữa đau vai gáy

Bác sĩ (hoặc y sĩ, lương y đã được đào tạo về châm cứu) xác định và xác trùng da vùng huyệt, châm kim qua da nhanh, đầy kim từ từ theo hướng đã định, châm phải đạt đắc khí. Mỗi lần chọn 6-8 huyệt sau đây, chú ý châm tả:

Phong trì; Phong phủ; Thiên trụ

Giáp tích C4-C7 ; Đại chuỳ; Kiên trung du

Kiên tỉnh ;Kiên ngung; Kiên trinh

Thiên tông; Khúc trì; Tiểu hải

Ngoại quan; Hợp cốc; Lạc chẩm

Hậu khê ; A thị huyệt

Sau khi đã châm kim qua da, tiến hành kích thích bằng máy điện châm với tần số Tả: 6-20 Hz, Bổ: 0.5-4 Hz; cường độ 14-150 microAmpe, tăng dần tới ngưỡng bệnh nhân chịu được. Mỗi lần điện châm kéo dài 20-30 phút. Điện châm chữa đau vai gáy mỗi ngày thực hiện một lần, liệu trình tùy thuộc vào mức độ bệnh và đáp ứng điều trị của người bệnh, thường kéo dài từ 10-20 lần châm.

2.3. Các tai biến có thể gặp trong quá trình điện châm chữa đau vai gáy

Trong quá trình thực hiện điện châm chữa vai gáy, người bệnh cần báo ngay với bác sĩ nếu có cảm giác hoa mắt, chóng mặt, mạch nhanh, vã mồ hôi, sắc mặt nhợt nhạt,... Bác sĩ sẽ xử lý bằng cách tắt máy điện châm, rút kim châm cứu, lau mồ hôi, ủ ấm, cho người bệnh uống nước chè đường nóng và nghỉ ngơi tại chỗ. Có thể day bấm các huyệt như huyệt thái dương, huyệt nội quan. Người bệnh sẽ được theo dõi chặt chẽ mạch, huyết áp.Một tai biến cũng khá thường gặp là người bệnh bị chảy máu khi rút kim châm cứu. Nhân viên y tế sẽ dùng bông khô vô khuẩn ấn tại chỗ, không day. Hầu hết các trường hợp, máu sẽ tự cầm sau một thời gian ngắn.

Điện châm chữa đau vai gáy là phương pháp điều trị dựa trên sự kết hợp của Y học cổ truyền và Y học hiện đại, không gây biến chứng, cũng như các tác dụng phụ, đem lại hiệu quả điều trị bệnh cao và an toàn cho người bệnh.

Bài viết liên quan:

Đau vai gáy là bệnh gì? Bệnh có chữa khỏi được không?

Đau mỏi vai gáy ở người trẻ có nguy hiểm không?

Mẹo dân gian trị đau lưng nhức mỏi vai gáy tại nhà

Đau vai gáy nên ăn gì?

Cao dán giảm đau Tiên Thảo Cao có đắt không? Cập nhật bảng giá, địa chỉ uy tín nhất