Các bước tiến hành phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

3.1 Chuẩn bị

Phẫu thuật nội soi lấy thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là đội ngũ bác sĩ phẫu thuật, điều dưỡng và kỹ thuật viên,...

Các phương tiện và dụng cụ cần chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật bao gồm:

Bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi

Bộ que nong

Ống thao tác có đường kính 8mm, và có mặt vát. Ống soi với góc nhìn thẳng, chếch.

Bàn phẫu thuật xuyên tia.

Máy đốt điện sóng cao tầng, nguồn sáng và màn hình.

Máy C- arm chụp XQ tại bàn phẫu thuật.

Đối với người bệnh cần chụp CT, MRI đầy đủ và vệ sinh sạch sẽ thân thể, đặc biệt là vùng phẫu thuật. Trước khi phẫu thuật 30 phút, bệnh nhân được tiêm kháng sinh phòng ngừa, thụt tháo theo quy định. Sau đó, người bệnh được đặt ở tư thế nằm sấp và gây mê nội khí quản.

3.2 Thực hiện kỹ thuật

Chụp X-quang nhằm định hướng tầng thoát vị và đường vào cạnh đường bờ trong của khối khớp bên tại tầng thoát vị.

Rạch da cạnh đường giữa khoảng 7mm, cắt cân cơ cạnh sống. Đưa que nong vào tách cơ sát mỏm gai sau của bên thoát vị ra sát khối khớp bên, sau đó đưa ống thao tác qua que.

Đưa ống soi qua ống thao tác vào xác định vị trí bản sống, dây chằng vàng và bờ trong khối khớp bên trên màn hình. Cắt phần dây chằng vàng cạnh khối khớp bên, bộc lộ rễ thần kinh. Đưa ống thao tác vào ống sống, xác định vị trí bao màng cứng và rễ thần kinh bị chèn ép. Dùng khoan mài hoặc kềm cắt rộng dần mô xương và dây chằng vàng đến khi giải phóng rễ đủ rộng.

Kiểm tra nếu thấy có thoát vị đĩa đệm rõ: Lấy phần thoát vị mảnh rời nếu có.

Dùng que thăm kiểm tra sự giải phóng rễ cổ.

Kiểm tra chảy máu trước khi rút ống nội soi.

Trong quá trình mổ luôn cầm máu bằng sóng cao tầng những điểm chảy máu trong phẫu trường.

Đóng da bằng 1 mũi khâu.

3.3 Theo dõi và xử trí biến chứng

Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được đưa đến phòng hậu phẫu để theo dõi dấu hiệu sinh tồn, tri giác, triệu chứng thần kinh và tình trạng vết mổ,...

Trong và sau cuộc mổ, người bệnh có thể gặp một số biến chứng như:

Thương tổn cấu trúc phía trước thân sống.

Tổn thương mạch máu lớn, cần cân nhắc phẫu thuật cấp cứu.

Tổn thương tủy, tổn thương rễ thần kinh, rách màng cứng. Tùy vào mức độ để cân nhắc mổ mở sớm.

Sai tầng nếu được phát hiện ngay trong cuộc mổ: định vị và phẫu thuật lại đúng tầng.

Nhiễm trùng bao gồm: viêm màng não, nhiễm trùng sâu gồm áp xe ngoài màng cứng, viêm thân sống đĩa đệm, hay nhiễm trùng nông.

Những biến chứng muộn như: thoát vị đĩa đệm tái phát, sẹo xơ nhiều gây triệu chứng đau theo rễ thần kinh. Trượt đốt sống sau phẫu thuật nên hạn chế mổ 2 bên. Phẫu thuật nội soi trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là phương pháp mang lại nhiều ưu điểm vượt trội, giúp cho bệnh nhân giảm đau, hồi phục nhanh sau mổ và tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, phẫu thuật có thể gây ra một số biến chứng sau mổ, vì vậy khi có bất cứ dấu hiệu bất thường hãy thông báo ngay với nhân viên y tế để được can thiệp kịp thời.

Bài viết liên quan:

Đau vai gáy là bệnh gì? Bệnh có chữa khỏi được không?

Đau mỏi vai gáy ở người trẻ có nguy hiểm không?

Mẹo dân gian trị đau lưng nhức mỏi vai gáy tại nhà

Đau vai gáy nên ăn gì?

Cao dán giảm đau Tiên Thảo Cao có đắt không? Cập nhật bảng giá, địa chỉ uy tín nhất